Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Người chết đuối hộc máu tươi khi người nhà đến gần, tại sao?
Tại sao bị chết đuối người nhà đến gần thì lại hộc máu tươi? Vẫn là một câu hỏi bí ẩn nhưng chúng ta luôn tin đó là sự thật, vậy nguyên nhân do đâu.

 


 


Trước những câu hỏi được đặt ra xung quanh việc người chết không nhắm mắt và những bí ẩn xung quanh người chết ít nhiều có yếu tố oan khuất, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Vũ Dương, nguyên Viện trưởng viện Giám định pháp y Quốc gia về vấn đề này.

 

Giaima hien tuong nguoi chet duoi hoc mau tuoi khi nguoi nha den gan-hinh-anh-1


Tiến sỹ Vũ Dương, nguyên Viện trưởng viện Giám định pháp y Quốc gia 


Cơ chế bệnh lý của người chết


– Thưa tiến sỹ, hiện tượng người chết không nhắm mắt liệu có phải do yếu tố oan khuất như dân gian vẫn thường đồn đại hay còn một vấn đề nào khác ở đây?


Đây là hiện tượng không phải hiếm trong đời sống. Tuy nhiên, nó thường được thêu dệt cho thêm phần kỳ bí, rùng rợn. Nhưng ở góc độ khoa học, nó lại rất dễ giải thích.


Thứ nhất, hiện tượng này có thể diễn ra ở những người chết vì bị ngộ độc thuốc co cơ như ăn phải mã tiền chẳng hạn.


Thứ hai, ở những người chết rất bất ngờ, trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa sự sống và cái chết đã ở một trạng thái ngạc nhiên, sốc tạo nên một phản xạ mở mắt phản ứng trước khi ngưng thở.


Thứ ba là những người chết trong các cơn co giật như bị phong đòn gánh, bị chó dại cắn. Tất cả những trường hợp đó sẽ tạo nên hiện tượng người chết không nhắm mắt hoặc chỉ nhắm một phần. Xét trên cơ sở khoa học, đó là hiện tượng co cơ chứ hoàn toàn không phải yếu tố tâm linh gì.


– Vậy còn những hiện tượng mà người đời vẫn thường đồn thổi về người chết oan, chỉ “trở lại” sau khi được rửa oan, ông nghĩ sao về điều này?


Với công việc của mình, chúng tôi gặp không ít những trường hợp như thế. Thực tế, hiện tượng hộc máu sau khi chết là một biểu hiện về bệnh lý. Người ta thường bảo, người chết đuối oan chẳng hạn, khi người thân như vợ, chồng, con cái, cha mẹ đến thì hộc máu ra.


Thực ra, với người chết đuối, thời điểm bị ngạt nước, họ hít vào quá mạnh làm vỡ các phế nang khiến cho nước có thể tràn vào trong máu. Khi nạn nhân uống nước quá nhiều dẫn đến co cứng thì nước có thể chảy ra mang theo máu. Đây là hiện tượng thường gặp với tất cả người chết đuối chứ không hẳn chỉ là người chết oan, có điều thời điểm tràn máu ra sớm hay muộn, nhiều hay ít mà thôi.


Cụ thể như trường hợp cháu  H. ở quận Tân Phú, TP.HCM, nhiều lời đồn thổi rằng, sau khi các thầy cô giáo ở trường đến viếng và nói sẽ kỷ luật giáo viên…, ngoài việc ộc máu ra, trên đầu cháu còn tự hiện ra vết bầm và cho rằng đó là cách để cháu “báo” cho mọi người biết?


Tôi có đọc về trường hợp này qua báo chí. Có thông tin là cháu bé từng có tiền sử bệnh động kinh. Nếu đúng như vậy thì có thể quá trình cô giáo đánh cháu trùng hợp với thời điểm cháu lên cơn động kinh.


Với những trường hợp này, thường các bác sỹ phải lấy vật gì đó chắn ngang miệng để bệnh nhân không cắn vào lưỡi do bị co rút lưỡi. Còn vết bầm trên người cháu bé, theo pháp y chúng tôi gọi là vết hoen tử thi. Có thể khi bị đánh, cháu bé nằm sấp, cùng lúc lên cơn động kinh thì đập đầu vào nền cứng nào đó, sau một thời gian thì vết bầm mới thâm lại chứ hoàn toàn không liên quan gì đến tâm linh.


Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên


– Liệu có tồn tại một sợi dây tâm linh nào đó giữa người chết với môi trường sống quen thuộc của mình và người thân hay không? Ví dụ vụ xác chết trôi về đúng gần nhà mình?


Đây chỉ là một trường hợp đơn lẻ, tôi cho rằng, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi. Xác thanh niên này được đựng trong bao tải, khi đã nổi lên và trôi đi thì có thể xem như một chiếc phao trôi theo dòng nước.


Ở đây, phải tính đến hướng dòng nước cuốn, dòng nước xoáy, hay dòng nước hai chiều… tác động trực tiếp lên bao tải này. Vì vậy mới có hiện tượng lấy sào đẩy bao tải đi rồi, bao tải vẫn trôi về chỗ cũ. Thực tế, trên sông nước, có những cái hõm nước như vậy, các thứ trôi nổi thường dạt về. Xác chết trôi cũng vậy thôi


.– Ông có thể giải thích một cách khoa học và cụ thể hơn?


Con người khi mới chết đi, có những cái thuộc về cơ thể vẫn sẽ còn thay đổi trong một thời gian nhất định. Vì vậy, phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng tới cái chết như nguyên nhân chết là gì? Do bị co giật, giãn cơ, co cơ hay rút cơ? Nguyên lý chết do bệnh gì? Nhiệt độ ở thời điểm chết, môi trường diễn ra cái chết ra sao? Với người có kiến thức sẽ thấy rằng, những cái chết và hiện tượng xung quanh cái chết là có quy luật, nhưng là quy luật của tự nhiên, của bệnh lý chứ không phải tâm linh.


Người Việt Nam có truyền thống tôn trọng người đã khuất, tuy cái xác người chết còn nguyên vẹn hay đã bị mất mát, họ vẫn đem về nhà, đặt ở nơi trang trọng nhất. Cũng vì sự trang trọng đó mà nhiều khi, người ta hay thổi phồng sự việc lên. Người nghe, người chứng kiến vì vậy cũng phải “tỉnh” để nhìn nhận vấn đề.


Giống như việc cho rằng, ông bà, cha mẹ, người thân mất đi mà một người nào đó trong nhà chưa kịp về thì vẫn mở mắt để đợi. Nhưng thực ra, quá trình đó, nếu có ai đó vuốt mắt, mắt xác chết vẫn nhắm lại bình thường. Bởi tác động của cơn co cơ chỉ ở trong một thời gian nhất định, ở thời điểm người ta ngưng thở. Nếu không có ai vuốt mắt xuống thì mắt vẫn mở chứ không thể tự động khép được.


Không thể dựa trên những trường hợp đơn lẻ mà đã kết luận cho cả một hiện tượng rộng lớn. Cũng như trước kia, nhiều lần truyền thông tung hô về các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sỹ, nhưng cũng chính thời gian gần đây, sự thực xung quanh một số ngoại cảm rởm cũng được khui ra. Vì vậy, tất cả mọi việc đều phải suy xét trên cơ sở khoa học.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Công dụng chữa bệnh của nhãn và những người không nên ăn nhãn (08-08-2015)
    Dịch bệnh chết người bùng phát ở New York (02-08-2015)
    Sự thật về ăn dưa cà muối gây ung thư bạn nên biết (01-08-2015)
    Dấu hiệu bất thường nào ở da cảnh báo ung thư? (24-07-2015)
    10 vật dụng trong nhà có nguy cơ chứa chất gây ung thư (20-07-2015)
    Nghề y và những điều chỉ người trong cuộc mới hiểu (13-07-2015)
    Nhiều người Việt đang ăn để… chết (09-07-2015)
    10 dịch bệnh cổ xưa nhất trong lịch sử loài người (27-06-2015)
    Ma túy "flakka" nguy hiểm hơn cocaine (15-06-2015)
    Hàn Quốc: 2 người chết do MERS, 25 nhiễm, cách ly 700 (02-06-2015)
    Uống cà phê giúp các ông giảm đến 42% nguy cơ mắc chứng bất lực (29-05-2015)
    Thái Lan: Phát triển thành công kháng thể điều trị bệnh Ebola (25-05-2015)
    10 tác động cực nguy hiểm do tăng huyết áp (20-05-2015)
    Những dấu hiệu trên khuôn mặt không ngờ cảnh báo bạn bị tiểu đường (03-05-2015)
    Lưu ý khi dùng nước giải khát, thanh nhiệt từ cây cỏ (02-05-2015)
    Statins làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2 (01-05-2015)
    5 thói quen khi thức dậy tổn hại sức khỏe trầm trọng (26-04-2015)
    Quyền được chết, sự giải thoát cho nỗi tuyệt vọng của người bệnh (24-04-2015)
    Những thói quen gây hại khi tắm (22-04-2015)
    Bệnh sỏi thận (20-04-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153109179.